Ký kết điện tử

Hợp đồng bảo hiểm điện tử: Bước tiến 4.0 trong ngành bảo hiểm

  • June 23rd, 2022
  • 1404
Hợp đồng bảo hiểm điện tử: Bước tiến 4.0 trong ngành bảo hiểm

Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Hợp đồng bảo hiểm điện tử đươc sử dụng rộng rãi và phổ biến và nó mang lại nhiều lợi ích. Vậy hợp đồng bảo hiểm điện tử là gì ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hợp đồng bảo hiểm điện tử.

 

Tôi có thể ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trực tuyến không?

 

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, về cơ bản, là thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm (khách hàng) và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm – là sự kiện người được bảo hiểm sống hoặc chết trong hoặc tại một khoảng thời gian xác định. 

Do đó, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ liên quan mật thiết đến vấn đề rủi ro và tính toán rủi ro trên cơ sở quy luật số lớn, chứa đựng nhiều điều khoản mẫu có nội dung tương đối phức tạp, phải được lập thành văn bản và áp dụng chung cho nhiều khách hàng. Việc ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, về nguyên tắc, chỉ được thực hiện sau khi đã có sự trao đổi, cung cấp, làm rõ các thông tin quan trọng về người được bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm.

 

Để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất và đảm bảo tốt nhất việc cung cấp thông tin giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không trực tiếp thực hiện mà chủ yếu uỷ quyền cho mạng lưới các đại lý bảo hiểm được chuyên môn hoá để thực hiện các công việc giới thiệu, chào bán bảo hiểm, tư vấn, thu xếp việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra, đại lý bảo hiểm cũng thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thu phí bảo hiểm, thu xếp giải quyết yêu cầu trả tiền bảo hiểm và các công việc liên quan khác. Từ góc độ của khách hàng, đại lý bảo hiểm chính là “cầu nối” giúp truyền đạt thông tin và ý chí thực hiện hợp đồng của khách hàng đến doanh nghiệp bảo hiểm (thanh toán phí, yêu cầu sửa đổi hợp đồng, v.v.).

 

Tính chất hợp đồng bảo hiểm 

 

Hợp đồng bảo hiểm có một số tính chất chung trong khuôn khổ những quy định của luật pháp về hợp đồng dân sự, ngoài ra, nó còn có một số tính chất riêng biệt gắn liền với đặc trưng kinh tế - kỹ thuật ngành bảo hiểm. Cụ thể:

- Tính tương thuận: Hợp đồng bảo hiểm được thiết lập dựa trên sự chấp thuận của cả đôi bên trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự do giao kết trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội.

- Hợp đồng song vụ: Các bên ký kết đều có quyền và nghĩa vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Người bảo hiểm phải đảm bảo cho các rủi ro còn người được bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm.

- Tính chất may rủi: Nếu không tồn tại rủi ro (sự kiện bảo hiểm) thì không có việc giao kết cũng như tồn tại hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

- Tính chất tin tưỏng tuyệt đối: Mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người bảo hiểm được thiết lập trong tình trạng tạo ra rủi ro cho nhau. Do đó, để tồn tại và có thể thực hiện thì hai bên phải có sự tin tưởng lẫn nhau. Tính chất tin tưởng tuyệt đối và nguyên tắc trung thực tối đa chỉ là hai mặt của cùng một vấn đề. 

- Tính chất phải trả tiền: Mối quan hệ quyền và nghĩa vụ giữa hai bên thể hiện ở mối quan hệ tiền tệ. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền phí bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm/bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. 

- Tính chất gia nhập: Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng theo mẫu. Quy tắc bảo hiểm (nội dung chính của Hợp đồng) do người bảo hiểm soạn thảo trước, bên mua bảo hiểm sau đọc thấy phù hợp với nhu cầu của mình thì gia nhập vào. 

- Tính dân sự - thương mại hỗn hợp: Bên mua bảo hiểm có thể là một thể nhân hoặc pháp nhân dân sự hay thương mại, người bảo hiểm cũng có thể là một pháp nhân dân sự (hội tương hỗ) hay thương mại (công ty bảo hiểm). Do đó, mối quan hệ giữa họ, cụ thể là hợp đồng bảo hiểm sẽ có thể có tính dân sự hay thương mại thuần túy hoặc dân sự - thương mại hỗn hợp.

 

Theo chúng tôi, các vấn đề trên là rất quan trọng để hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được ổn định và được bảo vệ trước các hành vi lừa dối và trục lợi bảo hiểm. Phần tiếp theo của bài viết sẽ phân tích một số hàm ý của hợp đồng điện tử liên quan đến các vấn đề trên và một số lưu ý cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

 

Cung cấp, xác minh thông tin tiền hợp đồng bằng phương tiện điện tử

 

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP: “Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều này”. 

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm: “Luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực (bản cứng hoặc bản điện tử) khi tham gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật”.

 

Với khung pháp lý hiện tại của Việt Nam, chỉ trừ những nội dung bắt buộc khách hàng phải có mặt trực tiếp như khám sức khoẻ, chúng tôi cho rằng doanh nghiệp bảo hiểm hoàn toàn có thể triển khai việc cung cấp thông tin tiền hợp đồng bằng phương thức điện tử và theo đó có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho khách hàng. Theo Luật Giao dịch Điện tử 2005, thông điệp dữ liệu – nghĩa là là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử – đã được công nhận giá trị pháp lý theo các nguyên tắc sau: 

Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu; Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu; Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác]. 

 

Như vậy, Luật Giao dịch Điện tử 2005 không quy định “cứng” về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, mà giá trị đó phụ thuộc vào những công nghệ được sử dụng liên quan đến thông điệp dữ liệu. Một hoặc một số thông điệp dữ liệu đơn lẻ có thể sẽ không đủ giá trị chứng minh, song nếu kết hợp nhiều dữ liệu có ý nghĩa củng cố cho nhau, dữ liệu đó sẽ có giá trị chứng cứ để các bên liên quan chứng minh cho yêu cầu của mình. Với việc kết hợp nhiều công nghệ hiện tại như chữ ký số, blockchain, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, các kho dữ liệu đã được số hoá, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có nhiều phương án kỹ thuật để xác nhận thông tin do khách hàng cung cấp thông qua phương tiện điện tử là chính xác và trung thực. Có thể đưa ra một số gợi ý như sau:

 

Doanh nghiệp bảo hiểm có thể thực hiện nhận biết khách hàng (know-your-client – KYC) thông qua phương tiện điện tử bằng cách kết hợp các công cụ nhận diện khuôn mặt bằng trí tuệ nhân tạo, xác thực bằng OTP (mật khẩu dùng một lần) qua tin nhắn đến số điện thoại đã đăng ký của khách hàng, và có thể yêu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ chữ ký số dùng một lần hoặc nhiều lần của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số để xác nhận các thông tin được cung cấp. 

 

Thực tế, việc thực hiện KYC như vậy đã và đang được thực hiện tại Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng và được kỳ vọng là sẽ giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí, giảm sai sót trong quá trình nhập dữ liệu và phát hiện giấy tờ giả mạo mà khó phát hiện được bằng mắt thường. 

Ngoài ra, trong chừng mực chuyển đổi số chưa được thực hiện trong lĩnh vực công chứng, chứng thực, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có thể yêu cầu khách hàng bổ sung các bản sao (bằng giấy) có chứng thực của các hồ sơ qua các dịch vụ giao nhận sử dụng công nghệ nếu cần thiết. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể liên kết với các cơ sở y tế để tổ chức việc khám sức khoẻ cho khách hàng và chia sẻ, xác minh kết quả khám sức khoẻ bằng phương tiện điện tử một cách tự động với cơ sở y tế, để giảm thiểu hồ sơ giấy và các công việc phát sinh. 

 

Doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể hợp tác với các ngân hàng, các đơn vị trung gian thanh toán để tiếp cận chung tập khách hàng. Các khách hàng của các đơn vị trên đều đã được tiến hành KYC theo quy định tương ứng và trong nhiều trường hợp đã được thẩm định các thông tin về nhân thân với công nghệ trí tuệ nhân tạo, do đó, rủi ro về thông tin nhân thân khách hàng không chính xác sẽ được giảm thiểu. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể yêu cầu đại lý bảo hiểm làm việc với khách hàng bằng các cuộc gọi video và lưu trữ lại. Khách hàng có thể đánh dấu xác nhận và ký số vào từng nội dung chi tiết trên ứng dụng (app) bảo hiểm do doanh nghiệp xây dựng để đảm bảo mình đã được tư vấn đầy đủ và hiểu rõ về sản phẩm. Dữ liệu lưu trữ trên cũng sẽ là cơ sở đánh giá hoạt động của đại lý bảo hiểm và xác định trách nhiệm nếu có sai phạm.

 

Hợp đồng điện tử

 

Tải trực tiếp bộ hợp đồng điện tử bằng cách nhập vào mã xác thực bao gồm số chứng nhận nhân thân và số hợp đồng. Quý khách có thể thực hiện:

Bước 1: Chọn “Kích hoạt ngay”.

Bước 2: Nhập thông tin tài khoản nhận được qua SMS/Email đăng ký khi mua hợp đồng.

Bước 3: Lựa chọn hình thức nhận Mã xác thực (OTP). 

Bước 4: Nhập Mã xác thực và khởi tạo Mật khẩu. 

Sau khi đăng nhập vào ứng dụng, khách hàng chọn “Thông tin hợp đồng” và Chọn số hợp đồng cần xem và chọn “Bộ hợp đồng bảo hiểm” để xem bộ hợp đồng điện tử.

 

Một số vấn đề khác

 

Tính thuận tiện, nhanh chóng, minh bạch

Hợp đồng điện tử có thể được ký kết ở bất kì địa điểm và thời điểm nào mà không cần phải gặp mặt trực tiếp. Không vướng mắc bởi giám đốc, quản lý vắng mặt làm gián đoạn giao dịch của doanh nghiệp. Hợp đồng điện tử có quy trình, thủ tục thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và minh bạch chỉ trong vài phút với các luồng ký tự động, có thể ký theo lô đảm bảo yêu cầu pháp lý và tính bảo mật, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và góp phần bảo vệ môi trường. 

Thuận tiện trong quản lý, lưu trữ, tra cứu, báo cáo

Hợp đồng giấy có thể gây tốn kém chi phí bởi việc quản lý, lưu trữ, gây mất thời gian với việc tra cứu, báo cáo, thì hợp đồng điện tử đã giải quyết được hầu hết toàn bộ các vấn đề trên. Với những tính năng hiện đại, hợp đồng có thể dễ dàng truy cập, theo dõi, tra cứu các hợp đồng đã ký, hợp đồng đang chờ hay hợp đồng trả lại nhờ vào chức năng lọc của hệ thống. 

Tiết kiệm thời gian, chi phí 

Tất cả những ưu điểm trên đều dựa trên một mục đích cao nhất, đó là giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Với hợp đồng điện tử, mọi thao tác của người dùng từ tạo lập, kiểm duyệt, ký kết, gửi và nhận hợp đồng được xác thực qua internet một cách nhanh chóng, không cần phải tốn kém chi phí thời gian cho việc in ấn, quản lý, lưu trữ, chuyển phát hợp đồng hay di chuyển đến địa điểm để ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng.

 

Liên hệ: 19006625

Email: Hotroca@fpt.com.vn

 

TAGS

{ @$site_info->desc_sort }}

Tư vấn miễn phí

Vui lòng điền thông tin để nhận tư vấn từ FPT

Tôi đã đọc, hiểu rõ, đồng ý và cam kết tuân thủ: Các điều kiện và điều khoản sử dụng dịch vụ, Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân của dịch vụ
  • Giải pháp cho phép ký số trực tiếp ngay trên thiết bị di động mà không cần sử dụng USB token hay SIM với công nghệ đám mây, xác thực giao dịch điện tử tốc độ, an toàn, tin cậy và không giới hạn giữa các giao dịch cá nhân và/trong tổ chức.
  • Giải pháp cho phép ký số trực tiếp ngay trên thiết bị di động mà không cần sử dụng USB token hay SIM với công nghệ đám mây, xác thực giao dịch điện tử tốc độ, an toàn, tin cậy và không giới hạn giữa các giao dịch cá nhân và/trong tổ chức.
  • Sản phẩm được phát triển bởi
  • Giải pháp cho phép ký số trực tiếp ngay trên thiết bị di động mà không cần sử dụng USB token hay SIM với công nghệ đám mây, xác thực giao dịch điện tử tốc độ, an toàn, tin cậy và không giới hạn giữa các giao dịch cá nhân và/trong tổ chức.