Xác thực eKYC
eKYC và các ứng dụng nổi trội trong cuộc đua eKYC
- May 25th, 2022
- 1337
KYC là khâu đầu tiên trong tất cả các hoạt động tài chính, ngân hàng bởi trước khi để khách hàng bước vào hành trình sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của mình thì ngân hàng hay tổ chức tài chính phải nhận biết về khách hàng của mình. Ngoài ra, việc biết được khách hàng của mình là ai còn giúp cho ngân hàng, tổ chức tài chính trong việc xác định danh tính, mọi thông tin khách hàng được rõ ràng. Từ đó, đưa họ vào hệ thống quản lý, giám sát tốt hơn.
Khái niệm eKYC
eKYC (electronic Know Your Customer) là định danh khách hàng điện tử, hay định danh khách hàng trực tuyến, cho phép các ngân hàng định danh khách hàng 100% online, đơn giản hóa các thủ tục xác minh giấy tờ, xác minh sinh trắc học mà không cần gặp mặt trực tiếp tại phòng giao dịch như KYC truyền thống. Hiện nay, chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đã cho phép các tổ chức tài chính, ngân hàng lớn, có đủ điều kiện về cơ sở vật chất chuyển sang hình thức định danh khách hàng điện từ, trong đó có Việt Nam.
Từ ngày 05/03/2020, những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam đã được phép triển khai giải pháp eKYC theo Thông tư 16/2020/TT-NHNN (TT 16) ngày 4/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, các ngân hàng áp dụng eKYC như một chiến lược để thu hút khách hàng. eKYC được thực hiện tự động, rút ngắn thời gian xác minh giúp tiết kiệm thời gian cho khách hàng và giảm thiểu chi phí cho hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh ngân hàng, eKYC đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y tế, dịch vụ công, viễn thông, du lịch…
Ứng dụng nổi trội trong cuộc đua giải pháp eKYC
Hiện tại, nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã triển khai eKYC: HDBank, Tienphong Bank, MB, VPBank… Gần đây, BIDV cũng gia nhập cuộc đua cung cấp giải pháp eKYC với ứng dụng SmartBanking thế hệ mới ra mắt ngày 20/03/2021, người dùng đăng ký trực tuyến trên ứng dụng thông qua việc chụp hình CMND và xác thực nhận diện khuôn mặt. Sau khi đăng ký thông tin mở tài khoản, dịch vụ ngân hàng điện tử và phát hành thẻ phi vật lý để rút tiền qua mã QR, ngân hàng sẽ tự động xác nhận thông tin tài khoản và các gói dịch vụ hỗ trợ.Tất cả được thực hiện hoàn toàn tự động, người dùng sẽ được cấp ngay mã khách hàng và có thể giao dịch ngay chỉ sau vài phút.
Nếu như trước đây để định danh khách hàng cần phải gặp mặt trực tiếp, đối chiếu giấy tờ tùy thân rất mất thời gian thì eKYC sẽ định danh khách hàng ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu có kết nối internet dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo như:
- Xác thực khuôn mặt (face-matching): So khớp khuôn mặt với ảnh trên giấy tờ tùy thân mà khách hàng cung cấp
- Nhận diện ký tự (OCR): Đọc và trích xuất các thông tin trên giấy tờ, đối chiếu thông tin cá nhân với cơ sở dữ liệu tập trung về danh tính người dùng
- Xác minh người thật (liveness detection): Xác minh người thật đang thực hiện giao dịch chứ không phải giao dịch được thực hiện bởi robot...
Công nghệ OCR là gì?
Optical Character Recognition (viết tắt là OCR), đây là công nghệ Nhận dạng ký tự bằng quang học, được sử dụng để nhận diện ký tự trên định dạng hình ảnh/pdf và trích xuất thông tin trên hình ảnh đó thành văn bản. Trong quy trình định danh khách hàng điện tử e-kyc, bước xác thực thông tin người dùng từ các loại giấy tờ tùy thân là bắt buộc. Công nghệ OCR được tích hợp trên nền tảng Trí tuệ nhân tạo (AI) của tạo thành giải pháp FPT.AI Reader, có khả năng trích xuất thông tin trên hơn 30 loại giấy tờ khác nhau, đặc biệt các loại giấy tờ tùy thân phổ biến như CMND/CCCD, Hộ chiếu, Giấy phép lái xe…, FPT.AI Reader cho kết quả trích xuất thông tin chính xác lên đến 98%.
Face matching
Face matching sẽ sử dụng các thuật toán để chọn ra các chi tiết cụ thể trên khuôn mặt của 1 người. Các chi tiết thu được sẽ được số hóa và dùng để so sánh với dữ liệu trên các khuôn mặt khác trong cơ sở dữ liệu có sẵn. Công nghệ này giúp phân biệt khuôn mặt này với khuôn mặt khác và hầu như các thiết bị di động có camera đều tích hợp với nó. Công nghệ Face matching sẽ giúp nhận dạng khuôn mặt với độ chính xác 98%.
Công nghệ Liveness detection giúp chống tấn công, đánh cắp danh tính người dùng bởi nó xác định thời gian thực mà việc xác nhận sinh trắc học diễn ra là chính chủ chứ không phải là giả mạo. Đây là một tính năng được thiết kế có hiệu quả cao mà người dùng có thể tương tác với các hệ thống xác thực. Công nghệ này rất dễ sử dụng và chỉ yêu cầu ảnh / video selfie, được chụp qua người dùng webcam hoặc máy ảnh smartphone/ tablet: Hình ảnh / video được ghi trực tiếp, được phân tích để đảm bảo tính sinh động và ngăn chặn phát lại hình ảnh / video và các cuộc tấn công trình bày khác. Ảnh thẻ chứng minh thư, hộ chiếu hoặc bằng lái xe, được so sánh với ảnh trực tiếp (Face matching).
Fraud detection
Fraud detection là công nghệ được sử dụng để ngăn chặn tiền hoặc tài sản thu được bằng các hành vi giả mạo. Công nghệ này được sử dụng để xác minh chính xác 1 cá nhân nào đó trong các tác vụ liên quan đến tài khoản giúp bảo vệ dữ liệu và thông tin của khách hàng, tránh trường hợp đối tượng xấu dùng thông tin đó bất hợp pháp làm mất lòng tin của người dùng.
Chữ ký điện tử là một cách hợp pháp để có được sự đồng ý hoặc phê duyệt trên các tài liệu hoặc biểu mẫu điện tử, nó có thể thay thế một chữ ký viết tay trong hầu hết mọi quy trình. Chữ ký điện tử hiện đang được sử dụng ngày càng phổ biến hơn tại vì sự hữu ích mà nó mang lại
Ngày 4/12/2020, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 16/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN trong đó có một số nội dung chính sau:
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử phải xây dựng, ban hành, công khai quy trình, thủ tục mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử phù hợp với quy định tại Điều này, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử, các quy định pháp luật liên quan về đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và an toàn hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng phục vụ việc mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử; chịu trách nhiệm về rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:
- Có giải pháp, công nghệ để thu thập, kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo sự khớp đúng giữa thông tin nhận biết khách hàng, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng với các thông tin, yếu tố sinh trắc học tương ứng trên giấy tờ tùy thân của khách hàng theo quy định hoặc với dữ liệu định danh cá nhân được xác thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bởi tổ chức tín dụng khác hoặc bởi tổ chức được cung ứng dịch vụ định danh và xác thực điện tử
- Có biện pháp kỹ thuật để xác nhận việc khách hàng đã được định danh đồng ý với các nội dung tại thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán
- Xây dựng quy trình quản lý, kiểm soát, đánh giá rủi ro. Quy trình quản lý, kiểm soát rủi ro phải thường xuyên được rà soát, hoàn thiện dựa trên những thông tin, dữ liệu cập nhật trong quá trình cung ứng dịch vụ
- Lưu trữ, bảo quản đầy đủ, chi tiết theo thời gian đối với các thông tin, dữ liệu nhận biết khách hàng trong quá trình khách hàng mở, sử dụng tài khoản thanh toán.
3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ điều kiện công nghệ để đánh giá rủi ro, xác định phạm vi sử dụng và quyết định áp dụng hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán của khách hàng mở bằng phương thức điện tử nhưng phải đảm bảo tổng hạn mức giá trị giao dịch (ghi Nợ) qua các tài khoản thanh toán của khách hàng đó không vượt quá 100 triệu đồng/tháng/khách hàng.
4. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyết định áp dụng hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán mở bằng phương thức điện tử cao hơn hạn mức quy định trên đối với một trong các trường hợp sau:
- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng giải pháp cuộc gọi ghi hình để thực hiện thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình mở tài khoản thanh toán đảm bảo hiệu quả như quy trình nhận biết, xác minh thông tin khách hàng qua phương thức gặp mặt trực tiếp.
- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng công nghệ để kiểm tra, đối chiếu đặc điểm sinh trắc học của khách hàng với dữ liệu sinh trắc học công dân thông qua cơ sở dữ liệu căn cước công dân
- Sau khi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thực hiện việc nhận biết, xác minh thông tin khách hàng thông qua gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản
- Các giao dịch chuyển tiền để gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn bằng phương thức điện tử cho chính chủ tài khoản tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó
- Các trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chủ động trích Nợ tài khoản thanh toán của khách hàng theo quy định
- Việc mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử không áp dụng đối với tài khoản thanh toán chung, khách hàng cá nhân là người nước ngoài và các đối tượng sau:
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
Liên hệ: 19006625
Email: Hotroca@fpt.com.vn
Tư vấn miễn phí
Vui lòng điền thông tin để nhận tư vấn từ FPT
- Sản phẩm được phát triển bởi