Ký kết điện tử
Các loại rủi ro và quy định về hợp đồng bảo hiểm điện tử
- May 23rd, 2022
- 1239
Hợp đồng bảo hiểm là gì
Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm của các công ty bảo hiểm nhằm bảo vệ con người trước những rủi ro liên quan đến sức khỏe, thân thể, tính mạng. Đơn giản là người tham gia thỏa thuận và ký kết hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm về việc sẽ đóng đúng những khoản phí đều đặn vào quỹ dự trữ tài chính do công ty bảo hiểm quản lý để được chi trả số tiền nhất định khi không may gặp rủi ro hoặc đến thời điểm đáo hạn.
Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (Theo khoản 1 - Điều 12 - Luật kinh doanh bảo hiểm). Bản chất của bảo hiểm nhân thọ là cách thức dự phòng tài chính an toàn cho tương lai với mục đích thay thế nguồn thu nhập khi người tham gia gặp rủi ro bất trắc (quyền lợi bảo hiểm nhân thọ). Chính vì thế bảo hiểm nhân thọ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người, nó không chỉ giúp ổn định cuộc sống khi rủi ro bất ngờ xảy ra mà còn là cách thức chia sẻ rủi ro trong cộng đồng bằng cách lấy số đông bù số ít.
Các loại hợp đồng bảo hiểm:
- Hợp đồng bảo hiểm con người
- Hợp đồng bảo hiểm tài sản
- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Những sự thật về bảo hiểm
1. Mục đích chính là bảo vệ trước rủi ro chứ không phải tiết kiệm sinh lời: Tuy bảo hiểm nhân thọ vẫn đảm bảo khả năng sinh lời trong tương lai như các kênh gửi tiết kiệm nhưng mục đích chính của bảo hiểm nhân thọ là bảo vệ trước những rủi ro bất ngờ nên khả năng sinh lời không thể cao như khi gửi tiền ngân hàng. Chính vì vậy, bạn không nên so sánh giữa bảo hiểm và gửi tiết kiệm hay mua bảo hiểm dưới góc độ sinh lời hay. Thay vào đó, bạn hãy xác định rõ nhu cầu của mình để lựa chọn giữa bảo hiểm bảo vệ rủi ro và tiết kiệm sinh lời một cách đúng đắn nhất qua các quyền lợi bảo hiểm.
2. Là kênh tài chính dài hạn để chuẩn bị trước cho tương lai: Tương lai là một chặng đường dài và chưa biết những gì tốt hay xấu sẽ đến. Vậy nên, điều cần làm là lên kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng ngay tại thời điểm này. Một trong những cách dự phòng tài chính dài hạn cho tương lai chính là bảo hiểm nhân thọ. Vì những năm về sau cuộc đời, rủi ro sẽ càng lớn nên lực chọn tham gia những sản phẩm được bảo vệ trọn đời sẽ giúp người được bảo hiểm luôn an tâm vì đã có bảo hiểm hỗ trợ.
3. Chỉ bảo vệ trước rủi ro không lường trước chứ không phải là rủi ro có sẵn: Nói đến bảo hiểm nhân thọ không thể không nhắc đến rủi ro - những điều không tốt bất ngờ xảy ra gây tổn thất, mất mát và nguy hiểm cho con người. Bảo hiểm gắn liền với rủi ro nhưng không phải rủi ro nào cũng được đảm bảo quyền lợi bảo hiểm nhân thọ. Chỉ những rủi ro xảy ra ngoài ý muốn gây thiệt hại đến sức khỏe, thân thể, tính mạng của người được bảo hiểm trong thời gian hợp đồng có hiệu lực mới được bảo hiểm và được chi trả. Ngoài ra, bảo hiểm cũng sẽ không chi trả cho những rủi ro do cố ý hay có sẵn và có trước ngày hiệu lực hợp đồng trừ khi đã được thông báo và được công ty chấp thuận.
4. Không phải bảo vệ trước "tất tần tật" các loại rủi ro Không riêng gì bảo hiểm nhân thọ, các sản phẩm bảo hiểm nào cũng có giới hạn bảo vệ và không bảo vệ trước “tất tần tật” các loại rủi ro. Đó là lý do tại sao trước khi đặt bút ký hợp đồng bảo hiểm, người tham gia cần nắm rõ mình sẽ được bảo vệ trước những rủi ro nào, trong mỗi một rủi ro đó được chi trả trong trường hợp nào, quyền lợi nhận được bao nhiêu và sẽ loại trừ trường hợp cụ thể nào. Người tham gia bảo hiểm cần lưu ý bảo hiểm sẽ sẽ không thanh toán trong các trường hợp như tử vong do tự tử trong thời hạn 2 năm, do phạm tội hình sự, do bệnh HIV/AIDS hoặc bị tử hình; các trường hợp tự ý hay cố ý gây ra tổn thương, các bệnh có sẵn, các trường hợp vi phạm pháp luật.... Không quá khó để hiểu về bảo hiểm nhân thọ là gì nhưng muốn hiểu sâu hơn đừng bỏ qua những điều quan trọng cần biết xoay quanh bảo hiểm nhân thọ như bản chất của bảo hiểm, công ty bảo hiểm, các loại hình hay hiểu rõ những đặc điểm cơ bản nhằm tránh nhầm lẫn về sau.
Những quy định về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm điện tử
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP: “Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều này”.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm: “Luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực (bản cứng hoặc bản điện tử) khi tham gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật”.
Theo quy định tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định về Hợp đồng điện tử: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”. Theo quy định tại Điều 34 Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 Điều 34 về thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”.
Theo quy định tại Điều 36 Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 về giao kết hợp đồng điện tử: “1. Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. 2. Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu”.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử: “3. Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại (dưới đây gọi tắt là chứng từ điện tử) là hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng”.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 119 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 về hình thức giao dịch dân sự: “ Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.
Số hóa việc mua bảo hiểm của bạn và cải thiện trải nghiệm của khách hàng của bạn
Số hóa quy trình làm việc nội bộ giúp giảm chi phí vận hành và tăng năng suất của nhân viên. Ngoài ra, bạn giảm rủi ro không có chữ ký trong các điều kiện của chính sách, tránh việc khách hàng sử dụng giấy tờ. Đơn giản hóa việc ký kết các chính sách và dịch vụ tài chính cho khách hàng của bạn. Giúp chủ hợp đồng của bạn ký hợp đồng bảo hiểm và bất kỳ tài liệu nào khác liên quan đến dịch vụ của bạn dễ dàng hơn. Với FPT.eSign, khách hàng của bạn không bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ thuật số hoặc đăng ký trên nền tảng của chúng tôi để ký. Tính hợp pháp và bảo vệ dữ liệu tối đa Phạm vi pháp lý rộng hơn nếu có bất đồng và giảm nguy cơ những người bên ngoài công ty của bạn truy cập vào dữ liệu cá nhân. Chúng ta đã biết rằng thông tin được số hóa an toàn hơn các tài liệu được lưu trữ trên giấy.
Hiện tại FPT đang cung cấp dịch vụ hợp chữ ký từ xa FPT.eSign với đầy đủ tính pháp lý và an toàn bảo mật. FPT.eSign đáp ứng đầy đủ yêu cầu, đòi hỏi về chữ ký điện tử, mang lại cho doanh nghiệp và khách hàng nhiều tiện ích nổi bật.
Liên hệ: 19006625
Email: Hotroca@fpt.com.vn
Tư vấn miễn phí
Vui lòng điền thông tin để nhận tư vấn từ FPT
- Sản phẩm được phát triển bởi