Ký kết điện tử
Các đặc tính của hợp đồng điện tử
- July 7th, 2022
- 1346
Hợp đồng Điện tử là một tài liệu pháp lý được tạo và ký kết trực tuyến. Về cơ bản, đây là một phiên bản kỹ thuật số của hợp đồng giấy truyền thống và có các đặc điểm giống với hợp đồng giấy: được thỏa thuận và ký kết bởi hai bên chủ thể; có hiệu lực và ràng buộc pháp lý thường được sử dụng trong các lĩnh vực liên quan đến kinh doanh, dịch vụ, bất động sản.
Cũng giống với hợp đồng giấy thông thường, E-contract là sự thỏa thuận giữa các bên: Bên A đưa ra đề nghị, hợp tác; Bên B đọc và quyết định có chấp nhận thỏa thuận hay không. Tiếp đó, nếu hai bên đồng ý với các điều khoản và điều kiện được liệt kê trong hợp đồng, mỗi bên sẽ ký xác nhận vào văn bản, và hợp đồng này trở thành hợp lệ.
Các bên từ đó sẽ phải thực hiện theo đúng cam kết hợp đồng, và sẽ bị truy tố nếu vi phạm. Mặc dù hợp đồng điện tử không có bản sao giấy, nhưng chữ ký điện tử vẫn có hiệu lực như một thỏa thuận pháp lý.
Biểu lộ bằng thông điệp dữ liệu điện tử
Cách thức thể hiện chính là đặc điểm nổi bật nhất của hợp đồng điện tử. Trừ trường hợp các bên có trao đổi khác, thì đề nghị giao kết hợp đồng và chấp thuận ký kết hợp đồng được biểu lộ qua thông điệp dữ liệu điện tử. Trong ký kết hợp đồng, có sự tham gia của ít nhất 3 bên.
Bên cạnh 2 bên giao kết thông thường như hợp đồng giấy là người bán và người mua, thì trong hợp đồng điện tử còn có sự xuất hiện của bên thứ ba có liên kết chặt chẽ đến hợp đồng điện tử - đó là các bên cung ứng dịch vụ mạng, và cơ quan tổ chức chứng thực chữ ký điện tử. Bên thứ ba không tham gia quá trình giao kết, mà chỉ tham gia với tư cách tổ chức hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả, và tính pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
Phạm vi áp dụng có phần bị hạn chế Điều 1 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định, các giao dịch điện tử chỉ được áp dụng trong một số lĩnh vực cụ thể: các hoạt động của các cơ quan Nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định mà không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Tính phi biên giới
Hai bên giao kết trong hợp đồng không cần phải tiếp xúc trực tiếp do hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Tức là dù ở bất kỳ thời gian và địa điểm nào, hai bên cũng có thể chủ động giao kết hợp đồng.
Tính vô hình, phi vật chất
Các hợp đồng điện tử mang tính vô hình, phi vật chất, tức được tồn tại, được chứng minh và lưu trữ bởi các dữ liệu điện tử không thể cảm nhận bằng xúc giác, do môi trường điện tử là môi trường số hóa.
Tính hiện đại, chính xác
Hợp đồng điện tử được ký kết sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, đây là tính hiện đại của hợp đồng, và là kết quả của sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong thời buổi này. Từ đó, còn đem lại tính chính xác cho giao dịch. Thời đại 4.0, trong tương lai hợp đồng điện tử sẽ là xu hướng mới dần thay thế cho hợp đồng giấy truyền thống.
Trước tiên, việc phương thức này không cần sử dụng đến giấy tờ đã giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán về chi phí, thời gian cũng như nguồn lực từ khâu in ấn, vận chuyển, cho đến ký kết, lưu trữ và bảo quản hợp đồng. Thêm vào đó, mọi quy trình sẽ được thực hiện trên môi trường điện tử nên yếu tố bảo mật, an toàn sẽ được đảm bảo tối đa.
Một ưu điểm tiếp theo khi chuyển đổi sang hợp đồng điện tử, đó là khách hàng có thể thực hiện ký số đồng loạt, mọi lúc, mọi nơi, trên nhiều thiết bị mà không cần gặp mặt, tiếp xúc trực tiếp. Chưa kể đến lợi ích tinh giản các thủ tục, phương thức này còn đặc biệt phù hợp và hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, đảm bảo cho việc ký kết có thể diễn ra thuận lợi, không lo gián đoạn, trục trặc.
Trong các giao dịch điện tử, bảo mật an toàn thông tin luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu mà doanh nghiệp vô cùng quan tâm. Với việc vận hành theo tiêu chuẩn, mọi dữ liệu về doanh nghiệp cũng như quá trình giao dịch đều được cam kết đảm bảo an toàn một cách tối đa. Mặt khác, hình thức này cũng giúp hạn chế được tình trạng mạo danh, lừa đảo gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Tựu trung lại, khi thực hiện ký hợp đồng thông qua phương thức điện tử, doanh nghiệp có thể nhận được những lợi ích thiết thực như sau:
Ký số đồng loạt, mọi lúc, mọi nơi
Bảo mật tối đa dữ liệu, an toàn thông tin
Quy trình không chạm, không tiếp xúc
Quản lý dễ dàng - an toàn lưu trữ
Rút ngắn thời gian - giảm thiểu chi phí
Một nhược điểm của việc sử dụng hợp đồng kỹ thuật số là bạn đang dựa vào quyền truy cập web hoặc hệ thống máy tính của mình. Nếu ở vị trí không truy cập được mạng, đặc biệt là các vùng nông thôn, bạn có thể không truy cập được hợp đồng kỹ thuật số ngay lúc cần nhất.
Rủi ro về sự cố hệ thống Nếu hệ thống lưu trữ trực tuyến hoặc hệ thống máy tính nội bộ của bạn gặp sự cố, bạn có thể mất dữ liệu, bao gồm cả hợp đồng trực tuyến. Một số người không thích sử dụng Một vài khách hàng sẽ thích hợp đồng giấy hơn. Nếu giấy là thứ họ quen dùng, họ có thể không muốn sử dụng phần mềm kỹ thuật số.
Hơn nữa, điều quan trọng cần nhớ, là một số khách hàng có thể không có phần mềm thích hợp trên thiết bị để ký hợp đồng, hoặc không biết cách sử dụng. In, ký, quét hợp đồng và gửi email - có thể quá phức tạp đối với một vài người.
Liên hệ: 19006625
Email: Hotroca@fpt.com.vn
Tư vấn miễn phí
Vui lòng điền thông tin để nhận tư vấn từ FPT
- Sản phẩm được phát triển bởi